Hiển thị 1–12 của 43 kết quả


THIẾT BỊ ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI   Đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời Điện mặt trời, hay chính xác hơn là hệ thống điện mặt trời đã và đang được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn lắp đặt. Việc sử dụng điện mặt trời không chỉ mang ý nghĩa nhân văn về vấn đề sử dụng năng lượng sạch, mà còn phát huy tác dụng về công suất sử dụng và cả tiết kiệm chi phí. Điện mặt trời là một dạng thiết lập bằng cách sử dụng nguồn điện mặt trời. Một hệ thống điển hình bao gồm pin mặt trời (hấp thụ ánh sáng mặt trời), bộ biến tần (chuyển đổi DC thành AC), kết cấu khung lắp đặt (giá đỡ), đồng hồ điện và phụ kiện khác (dây dẫn, CB…, v.v.). Hệ thống có nhiều kích cỡ khác nhau như 1kW, 3kW, 5kW, 10kW,…đến vài đến vài chục MW. Được cấu tạo từ các tấm pin được gắn với nhau tạo thành 1 hệ thống, thiết bị này đóng vai trò thu năng lượng từ ánh nắng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng. Điện năng sau đó tiếp tục được đưa lên điện lưới (hệ hòa lưới) hoặc lưu trữ trực tiếp ở pin sạc (hệ độc lập) để cung cấp sử dụng. Hệ thống này sẽ chuyển hóa thành nguồn điện một chiều (DC) thành nguồn điện xoay chiều (AC) thông qua bộ chuyển đổi điện (inverter). Hệ thống điện mặt trời hòa lưới Hiện có 3 loại hệ thống điện mặt trời điển hình: On-Grid (Hòa lưới, nối lưới), Hybrid (hòa lưới có dự trữ), Off-Grid (Độc lập). Trong đó điện mặt trời hòa lưới phổ biến hơn cả, mục đích chính của việc lắp đặt hệ thống hòa lưới là tiết kiệm tiền điện và có nguồn thu từ việc bán điện sử dụng dư. Khi mà giá FIT mới chưa có, bạn có thể sử dụng loại hòa lưới bám tải (Zero Export) để sử dụng. Nguyên lý hoạt động Về cơ bản, có nhiều bước trong quy trình sản xuất ra nguồn điện mặt trời, bắt đầu khi ánh sáng mặt trời chiếu vào các tấm pin và kết thúc bằng việc cung cấp năng lượng dư thừa trở lại lưới điện. Đầu tiên, các tấm pin thu thập ánh sáng, được gọi là photon, giúp loại bỏ các electron khỏi vật chủ nguyên tử của chúng. Quá trình này là cách tạo ra dòng năng lượng trực tiếp. Như đã đề cập trước đây, các gia đình và doanh nghiệp được cung cấp điện xoay chiều, thay vì DC điện. Luồng năng lượng được tạo ra bởi các tế bào của tấm pin được gửi đến biến tần, biến đổi DC thành dòng điện xoay chiều (AC) có thể sử dụng được. Bước tiếp theo liên quan đến đồng hồ điện của bạn, thường được đặt ở bên ngoài nhà của bạn. Sau khi đo năng lượng được tạo ra bởi hệ thống, nó cung cấp năng lượng dư trở lại lưới điện. Lượng điện được tạo ra luôn được dùng trước cho các hoạt động sinh hoạt… cho đến khi hết điện này thì hệ thống sẽ tự lấy điện lưới quốc gia để sử dụng. Trong trường hợp hệ thống sản xuất điện dư thừa so với mức tiêu thụ cần thiết, thì lượng điện dư sẽ hòa vào lưới điện quốc gia và bạn sẽ được nhà nước chi trả cho lượng dư này. Cấu tạo cơ bản của hệ thống điện mặt trời hòa lưới Tấm pin thu năng lượng Chi phí của tấm pin mặt trời thường chiếm khoảng 45% đến 60% tổng chi phí của toàn dự án. Bằng cách chọn loại tấm pin công suất lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm được không gian lắp đặt và chọn loại Mono thì cho hiệu suất thu năng lượng tốt hơn. Với những lựa chọn này giúp bạn tối ưu hóa ngân sách gian dài. Càng ít tấm thì bạn còn giảm được về chi phí của dây cáp, số lượng ray, thậm chí là cả chi phí bảo trì. Biến tần hòa lưới inverter Thiết bị này sẽ chiếm 15% đến 25% trên tổng chi phí hệ thống.Thiết bị này sẽ chiếm 15% đến 25% trên tổng chi phí hệ thống.Bộ hòa lưới điện mặt trời được ví như “trái tim” của toàn hệ thống. Vai trò chính của Inverter là biến đổi nguồn điện DC từ mảng năng lượng thành điện xoay chiều hữu ích để sử dụng cho gia đình. Đối với một hệ, bạn sẽ chọn công suất của Inverter tương đương với công suất đầu ra của hệ thống. Bạn cũng có thể chọn biến tần lớn hơn để phòng trường hợp mở rộng hệ thống sau này. Những thương hiệu sản xuất bộ biến tần ngày nay thường có độ bền cao và hỗ trợ bảo hành lâu dài. Biến tần năng lượng mặt trời thường được đặt ở vị trí dễ tiếp cận, gần với các mô-đun. Trong một ứng dụng, biến tần thường được gắn vào bên ngoài của ngôi nhà gần bảng điện chính hoặc bảng phụ. Vì các bộ biến tần có thể tạo ra một ít tiếng ồn, vì vậy nên được xem xét khi chọn vị trí. Khung, giá đỡ Thành phần này chiếm từ 8% đến 15% tổng chi phí của 1 hệ thống. Chi phí này sẽ khác nhau tùy vào cấu trúc lắp đặt, vị trí lắp đặt. Nó đóng vai trò hỗ trợ, làm giá đỡ cho các tấm pin trên mái nhà hoặc mặt đất. Thường được làm thép hoặc nhôm. Thông thường, nó có sự kết hợp của thanh ray, kẹp cuối, kẹp giữa, giá đỡ… Trong hầu hết các hệ thống, các tấm pin mặt trời được đặt trên mái nhà. Một địa điểm lý tưởng sẽ không có bóng râm trên các tấm pin, đặc biệt là trong giờ nắng chính từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiếu; lắp đặt hướng về phía nam thường sẽ cung cấp tiềm năng tối ưu cho hệ thống của bạn. Cây cối hoặc các yếu tố khác tạo ra bóng râm che khuất các tấm pin trong ngày sẽ làm giảm đáng kể sản lượng điện. Nếu chỉ cần một trong số 36 tế bào của tấm pin bị che, sản lượng điện sẽ giảm hơn một nửa. Phụ kiện khác Các phụ kiện lắp đặt còn bao gồm dây cáp, phụ kiện nối dây, thiết bị đo, bộ ngắt và công tắc. Nó thường tổng hợp tới 10-20% tổng chi phí. Những vật tư thường sử dụng cho việc lắp đặt như: - Cáp nguồn AC - Cáp DC - Cầu dao và công tắc - Bộ giám sát - Hệ thống giám sát Điện mặt trời và những lợi ích thiết thực Năng lượng xanh - thân thiện môi trường Sử dụng nguồn năng lượng điện được chuyển hóa từ ánh sáng mặt trời để sản xuất điện (thông qua hiệu ứng quang điện) giúp góp phần giảm sự ô nhiễm không khí, giảm hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mang đến con người một môi trường trong xanh, sạch đẹp và an toàn. Ánh sáng từ mặt trời là nguồn năng lượng sạch và là tài nguyên vô tận, thân thiện với môi trường, được con người tận dụng để thay thế cho các nguồn năng lượng khác đang dần cạn kiệt, thường gây ô nhiễm. Giúp tiết kiệm chi phí Đây được xem là nguồn năng lượng thay thế hữu ích: Thay dần cho việc tiêu thụ điện từ hệ thống điện lưới của quốc gia, chúng ta có thể sử dụng điện năng từ quá trình bức xạ mặt trời, giúp tiết kiệm chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng của mỗi gia đình. An toàn trong quá trình sử dụng điện Các sản phẩm thuộc danh mục điện mặt trời trước khi đưa ra thương mại hóa luôn được kiểm tra khắt khe về độ bền, tính an toàn, hiệu quả khi sử dụng. Do đó, khi đã được lắp đặt vào thực tế, khách hàng hoàn toàn yên tâm về sản phẩm. Tuyệt đối không xảy ra các tình trạng cháy nổ hay giật điện. Dễ di chuyển và sử dụng Việc lắp đặt cũng như sử dụng sản phẩm năng lượng mặt trời vô cùng dễ dàng và đơn giản, không hề phức tạp, rất thuận tiện trong việc di chuyển hoặc di dời sang một vị trí khác. Sản phẩm thiết kế gọn, nhẹ, không cần kết nối với các thiết bị, dây dẫn điện rườm rà. Tính thẩm mỹ cao Không chỉ thân thiện cho môi trường, các nhà sản xuất còn chú ý rất nhiều đến yếu tố ngoại cảnh. Những sản phẩm đang có mặt trên thị trường phải đáp ứng luôn cả yếu tố về mặt thẩm mỹ để phục vụ cho không gian sống của bạn tốt hơn. Độ bền cao, mang lại giá trị sử dụng lâu dài Các sản phẩm, thiết bị năng lượng mặt trời có độ bền cao, bao bọc bên ngoài là chất liệu có khả năng chống nước rất tốt, sử dụng được trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng, mưa, gió, bụi bẩn… Dĩ nhiên, điện mặt trờilà nguồn năng lượng bền vững nhất hiện nay. Chi phí bảo trì thấp Các sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời hiếm khi bị hỏng nên chi phí bảo trì thường xuyên rất thấp. Ít hao mòn, được bảo trì từ 5 đến 10 năm. Điện mặt trời và hệ thống lắp đặt đi kèm Hệ thống áp mái ngói hoặc mái tôn Kiểu thiết kế này phổ biến và chiếm đa số hiện nay, có thể ước tính đến 90%, nhất là điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình, đặc biệt khu vực thành phố vì nó vừa tiết kiệm được diện tích lại vừa tiết kiệm được chi phí. Bạn có thể tận dụng không gian không dùng đến của mái nhà ở, nhà kho, nhà xưởng, công ty… để lắp đặt một hệ thống ngay trên đó với nhiều lợi ích: cung cấp điện cho sinh hoạt, bán lượng điện dư, tạo không gian mát mẻ cho toàn ngôi nhà. Làm giàn khung dưới mặt đất Dành cho các chủ đầu tư có diện tích đất lớn, loại thiết kế này sẽ tốn chi phí nhiều để làm giàn khung. Làm hệ thống khung trên mặt đất linh hoạt hơn vì có thể xây dựng chúng ở bất cứ đâu trong không gian của bạn và định hướng được các tấm pin sao cho chúng có thể trực tiếp thu năng lượng để chúng mang lại mức sản lượng cao nhất. Thích hợp cho các trang trại năng lượng mặt trời. Điện mặt trời - Giải pháp xanh toàn cầu Quy trình lắp đặt điện mặt trời sơ bộ Bước 1: Tiếp nhận thông tin của khách hàng Thông qua các kênh tiếp nhận thông tin của Năng Lượng Xanh như điện thoại, Zalo, Email, Facebook, Website & khách hàng đến cửa hàng trực tiếp… nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ tiếp cận và thu thập thông tin ban đầu của khách hàng về địa hình, khí tượng, nhu cầu sử dụng điện…để đưa ra cho bạn giải pháp phù hợp nhất. Nhân viên cũng sẽ ước tính gói lắp đặt và báo giá chi phí ban đầu cho khách hàng dựa trên thông tin về diện tích mái, kinh phí… Bước 2: Khảo sát và lên ý tưởng kỹ thuật Nhân viên khảo sát của Năng Lượng Xanh sẽ hẹn lịch và đến trực tiếp địa điểm cần lắp đặt của khách để khảo sát, đo đạc thực tế mái nhà phân tích điều kiện sáng, diện tích, góc nghiêng mái nhà, sẽ tham khảo trao đổi thêm với chủ nhà về nhu cầu lắp đặt. Kết hợp tính toán tối ưu nhất các phương án để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. Bước 3: Ký hợp đồng lắp đặt điện mặt trời Sau khi thống nhất và nhận sự đồng ý của khách hàng về gói công suất lắp đặt điện mặt trời cũng như chi phí, chuyên viên kinh doanh GIVASOLAR sẽ soạn thảo hợp đồng và 2 bên cùng ký kết hợp đồng cụ thể. Hợp đồng sẽ ghi rõ loại tấm pin và công suất sử dụng, thiết bị inverter (như thỏa thuận báo giá), thời gian lắp đặt, thời gian ước tính hoàn thành. Bước 4: Lắp đặt và đấu nối hệ thống Các kỹ sư và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm & chuyên môn của chúng tôi sẽ đến tiến hành lắp đặt và vận hành hệ thống nhanh và chuẩn xác trong thời gian ngắn nhất như thỏa thuận. Sau khi lắp đặt hoàn thành, vận hành trơn tru, chúng tôi tiến hành gửi hồ sơ đề nghị bán điện lên công ty điện lực, đội ngũ kỹ thuật của Điện lực (EVN) sẽ kiểm tra chất lượng điện và các thông số kỹ thuật của dự án, đạt yêu cầu sẽ tiến hành lắp đặt đồng hồ hai chiều và kí hợp đồng hòa lưới điện. Bước 5: Thiết lập hệ thống giám sát điện mặt trời thông minh Điện mặt điện mặt trời của khách sau khi lắp xong sẽ được giám sát bởi hệ thống giám sát thông minh, giúp theo dõi hệ thống hoạt động như thế nào. Sau khi lắp đặt xong, chúng tôi sẽ tiến hành kết nối mạng cho hệ thống để theo dõi sản lượng điện. Đội ngũ kỹ sư của Năng Lượng Xanh sẽ cung cấp một tài khoản và hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng để theo dõi sản lượng điện sinh ra mỗi ngày từ hệ thống của mình thông qua kết nối thông minh này. Bước 6: Giải quyết sự cố, thắc mắc, bảo trì, bảo dưỡng Tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng khi có sự cố: kỹ thuật viên sẽ thông qua hệ thống giám sát và phản hồi của khách để nắm bắt sự cố, nếu lỗi nhỏ có thể hướng dẫn khách khắc phục trực tiếp. Nếu không, kỹ thuật viên sẽ đến tận nơi để khắc phục nhanh chóng. Chọn đơn vị lắp đặt điện mặt trời uy tín Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các sản phẩm năng lượng mặt trời, Năng Lượng Xanh hiện đã và đang có nhiều kênh tư vấn, giải đáp thắc mắc khi khách hàng cần. Năng Lượng Xanh rất quan tâm về chất lượng sản phẩm và hiệu suất ổn định xuyên suốt quá trình sử dụng. Vì vậy, hãy để chúng tôi lên ý tưởng kỹ thuật, hỗ trợ quý khách trong vấn đề lắp đặt hệ thống điện mặt trời: - Cung cấp dịch vụ trọn gói điện mặt trời giá tốt nhất dành cho hộ gia đình, doanh nghiệp,... - Cam kết các sản phẩm lắp đặt: tấm pin, inverter…từ những thương hiệu uy tín, chất lượng tốt, bảo hành dài - Hợp đồng rõ ràng, cam kết hiệu suất - Nhân viên được đào tạo, tay nghề cao, hỗ trợ kỹ thuật trọn đời - Kinh nghiệm lắp đặt trên 1000+ khách hàng - Hỗ trợ trực tiếp 24/7 Công ty TNHH Thiết bị và Ứng dụng Năng Lượng Xanh Địa chỉ: 249 Võ Văn Kiệt, phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ Hotline/Zalo: 0901 004 334
Chat Facebook Với Chúng Tôi