Các chuyên gia Trung Quốc dùng mẫu đất Mặt Trăng do tàu Hằng Nga 5 đem về làm chất xúc tác trong thí nghiệm chuyển đổi CO2 và nước. Hãy cùng Năng lượng xanh theo dõi tin tức ngắn sau đây Đất Mặt Trăng mang về Trái Đất giúp tạo oxy và nhiên liệu.
Trung Quốc dùng đất Mặt Trăng để chuyển đổi CO2 thành nguồn nhiên liệu tên lửa và oxy
Nhóm nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Đại học Nam Kinh và Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc dùng đất Mặt Trăng để chuyển đổi CO2 thành nguồn nhiên liệu tên lửa và oxy, mang lại hy vọng sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ cho những nhà thám hiểm Mặt Trăng, Futurism hôm 3/11 đưa tin. Điều này đồng nghĩa trong tương lai, con người có thể tiến hành những chuyến khám phá bề mặt Mặt Trăng trong thời gian dài hơn.
Để tiến hành thí nghiệm, nhóm nghiên cứu sử dụng mẫu vật từ tàu vũ trụ Hằng Nga 5. Con tàu đáp xuống Nội Mông vào tháng 12/2020, mang về mẫu đất Mặt Trăng đầu tiên kể từ năm 1976. Các nhà khoa học nhận thấy, đất Mặt Trăng có thể hoạt động như một chất xúc tác để chuyển đổi CO2 và nước từ cơ thể phi hành gia và môi trường thành methane và oxy. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí National Science Review.
Sử dụng tài nguyên Đất Mặt Trăng
“Việc sử dụng tài nguyên tại chỗ – đất Mặt Trăng – để sản xuất nhiên liệu và oxy vô cùng quan trọng, giúp con người thực hiện các nhiệm vụ khai thác Mặt Trăng. Với nhân lực hạn chế tại những địa điểm ngoài hành tinh, chúng tôi đề xuất sử dụng robot để thực hiện toàn bộ việc lắp đặt hệ thống chuyển đổi CO2 bằng điện xúc tác”, Yujie Xiong, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Nhóm nghiên cứu không thấy có sự khác biệt đáng kể nào giữa hệ thống tự động và hệ thống có người điều khiển. Điều này cho thấy tính khả thi cao của việc mô phỏng hệ thống ở các địa điểm ngoài hành tinh và chứng minh tính khả thi của việc cải tiến công thức xúc tác trên Mặt Trăng.
Các chuyên gia vẫn cần vượt qua một trở ngại lớn. Việc hóa lỏng CO2 rất khó với khí quyển băng giá của Mặt Trăng vì ngưng tụ khí đòi hỏi một lượng nhiệt đáng kể. Tuy nhiên, viễn cảnh một cỗ máy tự động bơm oxy và nhiên liệu cho các phi hành gia vẫn rất đáng trông đợi.
Nguồn bài viết: Sưu Tầm