Sự nóng lên toàn cầu tỷ lệ thuận với lượng khí thải CO2 tích lũy. Do đó, để ngăn chặn những thiệt hại tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu gây ra, khái niệm “net zero” ra đời và trở thành mục tiêu quan trọng của những quốc gia theo định hướng phát triển kinh tế bền vững. Cùng Năng Lượng Xanh tìm hiểu bài viết sau đây với chủ đề “Net Zero”, hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích đến với các bạn đọc giả.
Net zero là gì?
Net zero là một trạng thái lý tưởng mà tại đó lượng khí nhà kính thải ra được cân bằng với lượng khí thải thoát ra khỏi khí quyển. Sự cân bằng này còn được gọi là mức phát thải ròng bằng 0.
Để đạt được mức phát thải ròng 0, lượng khí thải từ các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất đều phải được cắt giảm. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực, ví dụ như ngành hàng không, việc cắt giảm hoàn toàn lượng khí thải là rất khó. Do đó, các giải pháp về công nghệ như thu hồi và lưu trữ carbon được khuyến khích phát triển để cân bằng lại lượng carbon đã thải ra ngoài môi trường.
=> Có thể bạn quan tâm?
Tấm pin năng lượng mặt trời 110W
Giá tham khảo: 1.370.000₫
|
Tấm pin năng lượng mặt trời 170W
Giá tham khảo: 1.870.000₫
|
Tầm quan trọng của Net Zero
Biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như làm gia tăng cháy rừng, gây bão lũ, hạn hán hay nhiều hiện tượng thiên nhiên khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu bao gồm nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là từ những tác động chủ quan của con người.
Khoa học đã chứng minh việc con người phát thải ra khí nhà kính, ví dụ như CO2 (carbon dioxide) chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng nóng lên của trái đất. Do đó, giảm lượng khí thải nhà kính chính là chìa khóa trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu.
Theo phân tích từ các nhà khoa học, để ngăn chặn những ảnh hưởng tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và đảm bảo sự sống cho trái đất thì yêu cầu mức nhiệt độ tăng toàn cầu phải nằm trong mức giới hạn 1.5°C so với mức tăng nhiệt ở thời kỳ tiền công nghiệp trước đó. Theo đó để hoàn thành mục tiêu này, thế giới cần phải đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Các biện pháp để đạt được trạng thái Net Zero
Do bản chất của “net zero” là sự cân bằng giữa lượng khí thải nhà kính phát ra và lượng khí nhà kính được hấp thụ. Trong khi CO2 là loại khí nhà kính nguy hiểm và nhiều nhất trên trái đất. Do đó, để đạt được mục tiêu mức phát thải ròng bằng 0, con người cần chấm dứt hoặc giảm thiểu lượng cacbon trong khí quyển. Điều này có thể đạt được bằng việc kết hợp nhiều giải pháp, đó là:
- Sử dụng các nguồn năng lượng không phát thải: như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hạt nhân, thủy điện… Đây là những nguồn năng lượng tái tạo, có thể cung cấp nguồn điện thay thế cho các loại nhiên liệu hóa thạch như than, khí đốt gây phát thải khí CO2 ảnh hưởng đến môi trường.
- Sử dụng các phương tiện, thiết bị chạy bằng điện: Ví dụ như chuyển sang sử dụng ô tô điện, xe máy điện hay các thiết bị chạy bằng điện khác để giảm lượng khí thải phát ra khí quyển.
- Sử dụng năng lượng hiệu quả hơn: Việc áp dụng các công nghệ và kỹ thuật hiện đại vào quá trình kinh doanh, sản xuất cũng sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí phát thải tốt hơn. Đồng thời, phát triển những công nghệ thông minh, có khả năng nhận biết khi nào cần và không cần năng lượng. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa việc sử dụng điện và tránh lãng phí điện năng cho người dùng.
- Loại bỏ khí CO2 ra khỏi khí quyển: Để cân bằng lại lượng khí CO2 thải ra ngoài môi trường, cần phải loại bỏ CO2 khỏi khí quyển và lưu trữ nó vĩnh viễn. Điều này có thể thực hiện bằng các công nghệ thu giữ trực tiếp CO2 từ không khí. Ví dụ như áp dụng một số biện pháp quản lý đất để tăng khả năng hấp thụ và lưu trữ carbon.
Nguồn bài viết: Sưu tầm
=> Có thể bạn quan tâm Quạt Điện Năng Lượng Mặt Trời
Quạt Năng lượng Mặt trời Pureview 8516D-10W
Giá tham khảo: 1.550.000₫ |
Quạt Năng lượng Mặt trời Pureview 8516D-20W
Giá tham khảo: 1.730.000₫ |