Nhà chức trách Nhật Bản đang chuẩn bị đổ nước thải phóng xạ đã qua xử lý xuống Thái Bình Dương, gần 12 năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima. Hãy cùng Điện mặt trời điện gió theo dõi bài viết chủ đề về các sự kiện sau đây”Nước phóng xạ Fukushima có đe dọa Thái Bình Dương? cùng nhau tìm hiểu ngay nhé.
Các bể lưu trữ nước phóng xạ ở Nhật Bản
Động thái của Nhật Bản sẽ giảm bớt áp lực với hơn 1.000 bể lưu trữ, giải phóng không gian cần thiết cho nhiều hoạt động phục hồi môi trường khác. Nhưng kế hoạch gây ra nhiều tranh cãi. Tổ chức Hòa bình xanh e ngại chất phóng xạ có thể thay đổi ADN của con người, Trung Quốc và Hàn Quốc bày tỏ lo lắng, trong khi các quốc đảo Thái Bình Dương băn khoăn về nguy cơ nước biển ô nhiễm phóng xạ nặng hơn.
Một bài báo khoa học kết luận tổng chi phí phúc lợi xã hội trên toàn cầu sẽ vượt quá 200 tỷ USD. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và nhiều nhà khoa học độc lập khẳng định việc đổ nước thải theo kế hoạch là hợp lý và an toàn.
Đánh giá của họ dựa trên loại phóng xạ sắp đổ xuống biển, lượng phóng xạ có sẵn trong nước biển
Dựa trên hiểu biết về khoa học hạt nhân và năng lượng nguyên tử, Nigel Marks, phó giáo sư vật lý ở Đại học Curtin, Brendan Kennedy, giáo sư hóa học ở Đại học Sydney và Tony Irwin, phó giáo sư danh dự về lò phản ứng hạt nhân và chu kỳ nhiên liệu hạt nhân ở Đại học Quốc gia Australia cũng rút ra kết luận tương tự. Đánh giá của họ dựa trên loại phóng xạ sắp đổ xuống biển, lượng phóng xạ có sẵn trong nước biển và mức độ giám sát từ IAEA, theo Science Alert.
Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương đã thành lập hội đồng chuyên gia để cố vấn và hướng dẫn kỹ thuật độc lập, đồng thời xử lý những mối lo ngại về nước thải. Việc quan trọng nhất mà hội đồng giám sát là nước thải có thể cần xử lý nhiều lần thông qua ALPS cho tới khi an toàn để xả xuống biển. Một số bể chỉ cần xử lý một lần trong khi nhiều bể khác cần trải qua vài vòng.
An Khang (Theo Science Alert)