Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA quan sát thấy một đám mây chứa các phân tử cấu thành thế giới có nhiệt độ lạnh tới -263°C. Hãy cùng Điện mặt trời điện gió theo dõi bài viết chủ đề sau “James Webb phát hiện khối xây dựng sự sống lạnh nhất vũ trụ”.
Ngày 23/1 theo tạp chí Nature Astronomy phát biểu rằng
Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy hôm 23/1, các nhà thiên văn học đã sử dụng Webb để nhìn vào sâu bên trong đám mây phân tử có tên là Chameleon I, cách Trái Đất khoảng 500 năm ánh sáng, và tìm thấy một lớp băng chứa các phân tử quan trọng cho sự sống, bao gồm carbon, oxy, hydro, nitơ và lưu huỳnh, được gọi chung là hỗn hợp COHNS. Chúng là các khối xây dựng nên thế giới có thể ở được.
Những đám mây như Chameleon I còn được gọi là vườn ươm sao vì sự sụp đổ của chúng theo thời gian sẽ tạo thành các ngôi sao và hệ hành tinh có khả năng là đá. Thành phần hóa học của chúng được xác định bởi các lớp băng nằm sâu bên trong mây phân tử.
Nhờ các công cụ mạnh mẽ của Webb, bao gồm máy ảnh cận hồng ngoại thâm nhập sâu (NIRCam) và thiết bị hồng ngoại tầm trung (MIRI), các nhà thiên văn học đã đo được lớp băng trong vùng trung tâm đầy bụi của Chameleon I có nhiệt độ chỉ -263°C. Đây là cấu trúc băng lạnh nhất từng được biết đến trong không gian liên sao.
Đám mây khí phân tử màu xanh lam được thắp sáng bởi ánh sáng nền từ các ngôi sao ở xa trong quan sát của kính viễn vọng không gian James Webb
Việc xác định các phân tử hữu cơ phức tạp cũng cho thấy nhiều hệ sao và hành tinh đang phát triển trong đám mây đặc biệt này “sẽ kế thừa các phân tử ở trạng thái hóa học cao. Điều đó có thể có nghĩa là sự hiện diện của những phân tử tiền sinh học trong các hệ hành tinh là kết quả chung của quá trình hình thành sao, chứ không chỉ là một đặc điểm độc đáo của hệ Mặt Trời”, đồng tác giả Will Rocha, nhà thiên văn học và nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đài quan sát Leiden, nói thêm.
Mặc dù rất hào hứng khi quan sát COHNS trong hỗn hợp phân tử lạnh giá, các nhà nghiên cứu không tìm thấy nồng độ phân tử cao như họ mong đợi trong một đám mây dày đặc như Chameleon I. Làm thế nào một thế giới có thể ở được như Trái Đất lại có lượng COHNS nhiều như vậy vẫn là một câu hỏi lớn. Một giả thuyết cho rằng chúng đã được chuyển đến Trái Đất thông qua các vụ va chạm với sao chổi và tiểu hành tinh băng giá.
Trong những tháng tới, nhóm có kế hoạch sử dụng dữ liệu của Webb để tính toán kích thước của các hạt bụi và hình dạng của băng. Những quan sát này sẽ mở ra cánh cửa mới để hiểu lộ trình hình thành của các phân tử đơn giản và phức tạp cần thiết để tạo nên các khối xây dựng sự sống.
Đoàn Dương (Theo Space/Live Science/CNN)