Robot NASA chụp ảnh sao Hỏa ‘chia đôi’ thời gian

Robot Curiosity của NASA chụp phong cảnh sao Hỏa với độ chi tiết đáng kinh ngạc, cho thấy ánh sáng Mặt Trời thay đổi giữa sáng và chiều. Hãy cùng Năng lượng xanh theo dõi bài viết với chủ đề “Robot NASA chụp ảnh sao Hỏa ‘chia đôi’ thời gian” cùng nhau tìm hiểu bài viết bên dưới nào, mong sẽ là thông tin bổ ích đến với các bạn đọc giả.

Bức ảnh mới công bố của robot Curiosity là sự kết hợp giữa hai tấm hình được chụp ở các điểm khác nhau trong ngày 8/4

Robot Curiosity ghi lại những hình ảnh đặc biệt hôm 8/4, hay Sol 3.794 (ngày sao Hỏa thứ 3.794 trong nhiệm vụ của Curiosity), ngay trước khi rời khỏi Thung lũng Marker Band, nơi robot này từng phát hiện dấu vết của một hồ nước cổ đại năm 2022.

Robot NASA chụp ảnh sao Hỏa 'chia đôi' thời gian

Đây là một trong những công việc đầu tiên mà Curiosity hoàn thành sau khi “ngủ đông” để cập nhật phần mềm ngày 3 – 7/4, Live Science hôm 17/6 đưa tin. Lần cập nhật này bao gồm 180 nâng cấp, quan trọng nhất là cho phép robot xử lý hình ảnh xung quanh nhanh hơn và giảm hao mòn cho lốp xe, giúp nó di chuyển nhanh hơn trên sao Hỏa.

Bức ảnh toàn cảnh mới được tổng hợp từ hai tấm hình, một chụp vào buổi sáng và một chụp vào buổi chiều. Đại diện NASA cho biết, việc kết hợp ánh sáng Mặt Trời từ hai góc độ khác nhau sẽ tạo nên hình ảnh có độ chi tiết cao hơn nhiều so với một bức ảnh tiêu chuẩn. Hình ảnh ban đầu thực chất là đen trắng, nhưng các chuyên gia đã bổ sung màu sắc để làm nổi bật những cấu trúc đá và mô phỏng màu bầu trời vào buổi sáng và chiều.

=> Có thể bạn quan tâm?

Tấm pin năng lượng mặt trời 110W

Giá tham khảo: 1.370.000

 

Tấm pin năng lượng mặt trời 170W

Giá tham khảo: 1.870.000

 

Phát hiện được các khoáng vật độc đáo

Đây là lần thứ hai Curiosity chụp ảnh theo cách này. Robot từng chụp một bức ảnh chia thời gian tương tự vào tháng 11/2021. Tuy nhiên, bức ảnh mới nhất chi tiết hơn nhiều so với lần thử đầu tiên. Điều này nhiều khả năng do bức ảnh được chụp vào mùa đông sao Hỏa, khi có ít bụi khí quyển hơn, theo Ellison Doug Ellison, kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA, người phụ trách nhóm camera của Curiosity. Robot hiếm khi chụp những hình ảnh như vậy vì cần ở một chỗ cả ngày, làm hạn chế lượng dữ liệu thu thập được.

Ngoài những bức ảnh phong cảnh rộng lớn, Curiosity cũng từng hướng camera xuống dưới để chụp một số ảnh cận cảnh về các cấu trúc khoáng vật độc đáo. Ví dụ, tháng 2/2022, robot quan sát một cấu trúc khoáng vật giống như bông hoa. Ngày 15/4 năm nay, nó cũng phát hiện một tảng đá nhỏ có hình dạng giống cuốn sách.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

=> Có thể bạn quan tâm Quạt Điện Năng Lượng Mặt Trời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook Với Chúng Tôi