Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP Labs) hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, đại học, doanh nghiệp hình thành mô hình trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc tế. Điện mặt trời gió sẽ giới thiệu qua bài viết sau đây
SHTP Labs hợp tác hình thành Trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc tế
SHTP Labs sáng 6/3 đã họp để lấy ý kiến góp ý cho đề án nâng cấp đơn vị trở thành trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế. TS Trịnh Xuân Thắng, Phó giám đốc phụ trách SHTP Labs cho biết đơn vị đã hình thành hơn 20 năm, được đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm hơn 350 tỷ đồng phục vụ nghiên cứu. Đơn vị có nhiều thành tựu về khoa học và chuyển giao công nghệ, trong đó 17 công trình cấp nhà nước, cấp bộ, thành phố; hơn 100 đề tài cấp cơ sở, 13 bằng độc quyền sáng chế và hơn 20 sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực vi cơ điện tử, công nghệ nano, công nghệ sinh học…
Tuy nhiên theo ông Thắng để đáp ứng tiêu chí một trung tâm nghiên cứu quốc tế với một đơn vị thuộc khối công lập rất khó. Do đó, lãnh đạo SHTP Labs đưa ra mô hình hợp tác với Trung tâm công nghệ sinh học TP HCM, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Công nghệ TP HCM và một doanh nghiệp. Cách này nhằm tận dụng nguồn lực về con người, cơ sở vật chất và thế mạnh nghiên cứu mỗi bên, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh với các sản phẩm công nghệ cao, hướng đến các công nghệ mũi nhọn mà thành phố ưu tiên.
Ông Thắng cho biết với đặc thù là đơn vị làm R&D, SHTP Labs có năng lực làm nghiên cứu thực nghiệm để tạo ra sản phẩm. Đại học có lợi thế về cung cấp luận cứ khoa học và đào tạo. Doanh nghiệp mạnh trong hoạt động thương mại hóa. Do vậy, việc kết hợp 3 nhà trong đề án sẽ góp phần nâng tầm SHTP Labs trong giai đoạn tới với định hướng đến 2025 đơn vị trở thành trung tâm nghiên cứu tiệm cận trình độ quốc tế.
Hiện SHTP Labs có khoảng 60 người, trong đó 7 tiến sĩ, 20 thạc sĩ và đội ngũ chuyên gia quốc tế và Việt kiều có thế mạnh trong nghiên cứu về vi mạch, mạch điện tử tích hợp, công nghệ nano…
Nghiên cứu khoa học tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TP HCM. Ảnh: Hà An
Ủng hộ mô hình này, TS Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM cho biết, đơn vị có thế mạnh trong việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, y tế… Việc hợp tác với SHTP Labs để tận dụng lợi thế mỗi bên theo hướng chia sẻ nguồn lực về trang thiết bị phòng lab, trao đổi học thuật giữa các nhóm nghiên cứu của hai bên để tạo thành các nhóm mạnh.
Theo ông An, để trở thành trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế, cần có người lãnh đạo uy tín, tầm nhìn, khả năng quản trị, ngoại giao và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, ông cho rằng việc thu hút những nhà khoa học giỏi làm việc trong khu vực công gặp không ít khó khăn về cơ chế, thủ tục hành chính. Điều này sẽ khó thu hút, giữ chân được nhân tài, khuyến khích nhà khoa học cống hiến.
TS Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP HCM chia sẻ về hợp tác hình thành trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc tế tại hội nghị.
Ở góc độ đại học, GS Nguyễn Xuân Hùng, Viện trưởng Viện công nghệ liên ngành CIRTech (Đại học Công nghệ TP HCM) cho rằng, một sản phẩm công nghệ hiện nay không chỉ là kết quả của một ngành, lĩnh vực mà là sự hợp tác liên ngành. Nguyên tắc các bên đều tạo giá trị cho nhau theo tinh thần tất cả cùng thắng. Do vậy, GS Hùng nhìn nhận, mô hình viện nghiên cứu chuẩn quốc tế rất cần vai trò của người lãnh đạo trong việc quản trị mô hình hoạt động, xây dựng cơ chế tự chủ tài chính qua nguồn thu từ chuyển giao công nghệ, thương mại hóa nghiên cứu bằng hợp tác trong và ngoài nước.
Ông Phạm Chánh Trực, Nguyên trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM nói trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế cần có con người top đầu quốc tế về khả năng nghiên cứu lĩnh vực của họ. Ông cho rằng, nên có cơ chế thu hút những người Việt ở nước ngoài trở về làm việc. Để thu hút nhà khoa học giỏi ngoài thu nhập, cần tạo môi trường làm việc hấp dẫn, mở ra các điều kiện cho người nghiên cứu thể hiện tài năng, tự do sáng tạo…
Tiếp thu các ý kiến, Phó ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM Lê Quốc Cường ủng hộ mô hình hợp tác ba nhà hình thành trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế của SHTP Labs. Ông đề nghị đơn vị hoàn thiện đề án, hướng làm chủ một số công nghệ lõi có thế mạnh, xây dựng cơ chế tự chủ tài chính thông qua nguồn thu từ thương mại hóa nghiên cứu, chuyển giao bản quyền, cung cấp dịch vụ nghiên cứu… để trở thành mắt xích quan trọng trong hoạt động nghiên cứu, ươm tạo, đào tạo tại Khu công nghệ cao TP HCM.
SHTP Lab đang thực hiện theo đề án xây dựng cơ chế thúc đẩy hình thành trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế do UBND TP HCM ban hành hồi tháng 12/2023. Thành phố đặt mục tiêu đến 2025 có 2 đơn vị tiệm cận trình độ quốc tế, 2030 có 5 đơn vị tiệm cận và đạt chuẩn quốc tế, 2045 có 5 đơn vị đạt chuẩn quốc tế. Thành phố ưu tiên nhóm lĩnh vực trong đó có AI, IoT, vi mạch, công nghệ sinh học, tế bào gốc, in 3D… và nhóm nghiên cứu chính sách phát triển thành phố. Trung tâm nghiên cứu chuẩn quốc tế cần đạt các tiêu chí về công bố khoa học, bằng sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ… Các trung tâm này được hưởng chính sách ưu đãi về tiền lương chức danh lãnh đạo tối đa 120 triệu đồng theo Nghị quyết của HĐND thành phố, được ưu tiên đầu tư phòng thí nghiệm, hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động.
=> Có thể bạn quan tâm?
Inverter hòa lưới 8kW SENERGY SE 8KTL-D1P
Giá tham khảo: 15.800.000₫
|
Inverter Off grid bám tải HANF SY-3.2KW 3.0KW 24V – MPPT 30-400 DC
Giá tham khảo: 6.600.000₫
|
=> Có thể bạn quan tâm Máy bơm Năng lượng mặt trời
Máy bơm chìm, hỏa tiễn 1200W Năng lượng mặt trời
Giá tham khảo: 5.600.000₫ |
Máy bơm hỏa tiễn 250W hệ 12V Năng lượng mặt trời
Giá tham khảo: 2.100.000₫ |