Công ty Huadian New Energy của Trung Quốc sắp hoàn tất lắp đặt turbine gió công suất 6,7 megawatt đầu tiên tại khu tự trị Tân Cương. Bài viết “Lắp đặt turbine gió công suất lớn nhất Trung Quốc” sau đây hãy cùng Điện mặt trời điện gió đọc các thông tin biết thêm những điều về tuabin gió trên thế giới nha.
* Bạn có thể tham khảo các sản phẩm Điện gió qua đường link này nha!
Lắp đặt turbine gió công suất lớn nhất Trung Quốc theo Huadian New Energy
Lắp đặt turbine gió công suất lớn nhất Trung Quốc cấu trúc chính của turbine bao gồm trục đỡ và cánh quạt khổng lồ đã được cẩu vào vị trí hôm 6/10 và đang trong giai đoạn lắp đặt mạch điện.
Với chiều cao tính đến trung tâm cánh quạt là 110 m (tương đương tòa nhà 30 tầng), chiều dài một cánh quạt là 93 m và trục turbine nặng 134 tấn, đây là turbine gió có kích thước lớn nhất Tân Cương. Nó cũng là turbine có công suất một tổ máy lớn nhất của Trung Quốc hiện nay.
Turbine 6,7 megawatt này là một phần của dự án điện gió Mulei Forty Wells với tổng công suất 800 megawatt và 125 tổ máy. Đây là loại turbine có khả năng thích ứng tốt với môi trường, có thể hoạt động ổn định trong các trang trại điện gió trên đất liền với tốc độ gió cao và trung bình.
“Tổng mức đầu tư của dự án là 4,18 tỷ nhân dân tệ (587 triệu USD). Sau khi hoàn thành, trang trại sẽ cho sản lượng điện hàng năm là 2,2 tỷ kWh, giúp tiết kiệm 670.000 tấn than tiêu chuẩn và giảm 1,76 triệu tấn khí thải carbon dioxide, đồng thời hỗ trợ xây dựng cơ sở công nghiệp năng lượng mới ở huyện Mulei của Tân Cương”, Song Yanfeng, Phó tổng giám đốc dự án Mulei Forty Wells, cho biết.
Trong những năm gần đây, dựa vào nguồn năng lượng gió dồi dào, khu tự trị Tân Cương đã nắm bắt cơ hội để sản xuất điện sạch và cung cấp cho các khu vực ở miền trung và miền đông Trung Quốc. Huyện Mulei hiện tự hào có 41 doanh nghiệp sản xuất điện gió với quy mô sản xuất 4,59 tỷ kWh từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay.
Ngoài ra còn có tuabin gió khác quy mô tầm cỡ
Lắp đặt turbine gió công suất lớn nhất Trung Quốc công ty MingYang Smart Energy thông báo đang phát triển turbine gió ngoài khơi khổng lồ mang tên MySE 16.0-242, New Atlas hôm 23/8 đưa tin. Mẫu turbine này có đường kính 242 m, có công suất 16 MW và có thể cung cấp năng lượng cho 20.000 ngôi nhà trong suốt thời gian hoạt động là 25 năm. Với ba cánh quạt dài 118 m, turbine gió có diện tích quét lên tới 46.000 m2, rộng hơn 6 sân bóng.
Một turbine dự kiến sản xuất được 80 GWh điện mỗi năm, nhiều hơn 45% so với mẫu MySE 11.0-203 cũng của MingYang Smart Energy dù đường kính chỉ tăng 19%. Có thể điều này khiến các mẫu turbine gió ngày càng lớn hơn. Kích thước càng lớn, chúng có vẻ hoạt động càng hiệu quả. Số lượng dự án lắp đặt tốn kém cần thực hiện để đạt được cùng công suất cũng giảm đi.
Kết quả cuối cùng có thể là giá điện gió ngoài khơi giảm – một điều vô cùng cần thiết. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) về các thiết bị sản xuất điện hoạt động vào năm 2026, chi phí sản xuất 1 MWh điện của thiết bị điện gió ngoài khơi là cao nhất, khoảng 120,52 USD. Trong khi đó, chi phí này với điện than siêu tới hạn là 72,78 USD, điện mặt trời độc lập (không kết nối với lưới điện) là 32,78 USD.
Tuy nhiên, điện gió giúp lấp đầy những khoảng trống mà năng lượng mặt trời không thể và là một phần quan trọng của tổ hợp năng lượng trong tương lai. Việc mở rộng quy mô với những turbine khổng lồ là một lý do then chốt khiến các chuyên gia dự đoán rằng chi phí điện gió ngoài khơi sẽ giảm từ 37% đến 49% vào năm 2050.
MySE 16.0-242 có thể lắp đặt dưới đáy biển hoặc trên một bệ nổi. Nguyên mẫu kích thước đầy đủ dự kiến được chế tạo vào năm 2022, lắp đặt và đi vào hoạt động năm 2023. Quá trình sản xuất thương mại sẽ bắt đầu vào nửa đầu năm 2024.
Nguồn bài viết: Sưu tầm