AI điều khiển vệ tinh Trung Quốc 24 tiếng

Trong thử nghiệm của nhóm nghiên cứu Trung Quốc, AI trên mặt đất đã điều khiển vệ tinh quan sát Trái Đất nhỏ Qimingxing 1 trong 24 giờ, chủ động lựa chọn một số địa điểm Patna (Ấn Độ) và Osaka (Nhật Bản), để quan sát kỹ hơn. Năng lượng xanh hôm nay gửi đến bạn tin tức mới nhất về chủ đề “AI điều khiển vệ tinh Trung Quốc 24 tiếng” này nha.

AI điều khiển vệ tinh Trung Quốc 24 tiếng

Nhóm nhà khoa học Trung Quốc, dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Wang Mi tại Phòng thí nghiệm Kỹ thuật thông tin Trọng điểm về Khảo sát, Lập bản đồ và Viễn thám thuộc Đại học Vũ Hán, cho phép trí tuệ nhân tạo (AI) giành quyền kiểm soát một vệ tinh trong quỹ đạo gần Trái Đất, Interesting Engineering hôm 17/4 đưa tin.

AI điều khiển vệ tinh Trung Quốc 24 tiếng

Hành động này nhằm kiểm tra xem AI sẽ hoạt động như thế nào khi điều khiển vật thể trong không gian. Cụ thể, AI trên mặt đất đã điều khiển vệ tinh quan sát Trái Đất nhỏ Qimingxing 1 trong 24 giờ mà không có bất cứ sự can thiệp nào của con người. Kết quả thử nghiệm được công bố trên tạp chí Geomatics and Information Science của Đại học Vũ Hán.

Trong thử nghiệm, AI lựa chọn một số địa điểm trên Trái Đất và hướng dẫn Qimingxing 1 quan sát kỹ hơn. Nghiên cứu không đưa ra lý do tại sao AI chọn những nơi này. Một trong những địa điểm mục tiêu là Patna, thành phố cổ ở đông bắc Ấn Độ, gần sông Hằng và là nơi đóng quân của Trung đoàn Bihar thuộc Lục quân Ấn Độ. AI cũng chọn Osaka, một trong những cảng nhộn nhịp nhất Nhật Bản.

Trung Quốc có hơn 260 vệ tinh viễn thám trên quỹ đạo

Trước đây, hầu hết vệ tinh đều cần các chỉ thị hoặc nhiệm vụ cụ thể để hoạt động. Những sự kiện bất ngờ, ví dụ chiến tranh hoặc động đất, có thể kích hoạt một nhiệm vụ cho vệ tinh. Ngoài ra, vệ tinh cũng có thể được lên lịch để theo dõi một số mục tiêu nhất định. Nhóm nghiên cứu cho biết, dù AI ngày càng được sử dụng nhiều trong các nhiệm vụ không gian, ví dụ như nhận dạng hình ảnh, thiết lập lộ trình bay và tránh va chạm, nhưng chưa được trao quyền kiểm soát vệ tinh, dẫn đến lãng phí thời gian và tài nguyên.

Trung Quốc có hơn 260 vệ tinh viễn thám trên quỹ đạo, nhưng chúng thường hoạt động “nhàn rỗi” trong không gian, thu thập dữ liệu giá trị thấp và chỉ hữu dụng trong thời gian ngắn mà không có mục tiêu cụ thể nào. Nhiều vệ tinh có tuổi thọ ngắn và đắt đỏ. Theo nhóm nghiên cứu, việc tận dụng tối đa khả năng của chúng vô cùng quan trọng. Nếu phát hiện vật thể hoặc hoạt động bất thường, vệ tinh do AI điều khiển có thể cảnh báo những đơn vị đặc biệt như quân đội, cơ quan an ninh quốc gia và các tổ chức thích hợp khác.

AI vẩn chưa thật sự là hiệu quả trong việc quan sát

Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả, AI phải có nhận thức bao quát về toàn cầu. Do đó, AI không chỉ cần học cách nhận biết các vật thể nhân tạo và tự nhiên, mà còn cần hiểu những mối liên hệ phức tạp và liên tục thay đổi giữa chúng và xã hội con người.

Nhóm của Wang đã xây dựng một thư viện dữ liệu văn bản khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới, tương tự như kho dữ liệu dùng để đào tạo các mô hình ngôn ngữ như ChatGPT. AI do nhóm nghiên cứu phát triển không thể trò chuyện, nhưng có thể chủ động làm việc dựa trên quá trình đào tạo và kiến thức tích lũy được về hoạt động của con người và tự nhiên.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook Với Chúng Tôi