Trong khi sao Mộc là hành tinh chào đời sớm nhất, việc xác định hành tinh nào trẻ nhất khó khăn hơn nhiều. Hãy cùng Năng lượng xanh tìm hiểu bài viết sau đây với chủ đề “Hành tinh nào già nhất và trẻ nhất hệ Mặt Trời?” này nha.
Sao Mộc là hành tinh già nhất hệ Mặt Trời
Khoảng 5 tỷ năm trước, Mặt Trời bắt đầu biến đổi hydro thành heli trong lõi để trở thành một ngôi sao đúng nghĩa. Bao quanh Mặt Trời “sơ sinh” là một đĩa vật chất – chủ yếu gồm hydro từ tinh vân tạo nên Mặt Trời, ngoài ra còn có các phân tử phức tạp hơn. Các tương tác trong đĩa này tạo ra những hạt băng và bụi, chúng tiếp tục phát triển và tương tác với những hạt khác. Các khối khí của đĩa vật chất cũng bắt đầu tách khỏi phần còn lại. Từ đám hỗn loạn này, các hành tinh dần hình thành.
Hành tinh già nhất
Hành tinh chào đời sớm nhất, có thể trong vòng 3 triệu năm đầu tiên của hệ Mặt Trời, là sao Mộc. Điều này khiến sao Mộc trở nên mạnh mẽ và to lớn, lớn hơn nhiều so với bất cứ hành tinh nào khác. Sao Mộc có khối lượng gấp 318 lần Trái Đất. Thực tế, khối tâm hệ thiên thể giữa sao Mộc và Mặt Trời – điểm mà sao Mộc quay quanh – không phải tâm Mặt Trời mà nằm ngay bên ngoài bề mặt. Vì vậy, sao Mộc thậm chí không quay quanh Mặt Trời một cách chính xác.
Sau sao Mộc, sao Thổ cũng bắt đầu phát triển. Tiếp đến là sao Hải Vương và sao Thiên Vương, dù vào thời điểm hai hành tinh này đang hình thành, sao Mộc và sao Thổ đã quét lấy một lượng lớn khí ở khu vực rìa ngoài của hệ Mặt Trời. Trong số các mặt trăng của hệ Mặt Trời, mặt trăng Callisto của sao Mộc có bề mặt già nhất.
Nguồn bài viết: Sưu tầm