Tàu dịch vụ đầu tiên của Trung Quốc chạy bằng pin hydro-lithium 500 kW hôm 20/3 đã được đưa vào hoạt động ở thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông. Hãy cùng Năng lượng xanh theo dòi bài viết sau đây với chủ đề “Trung Quốc hạ thủy tàu hydro-lithium” này nha.
Tàu hydro Tam Hiệp số 1 được hạ thủy tại Quảng Đông
Phương tiện được gọi là tàu hydro Tam Hiệp số 1 sử dụng hệ thống pin nhiên liệu hydro và pin lithium sản xuất trong nước, đánh dấu một bước đột phá quan trọng đối với ngành đóng tàu năng lượng mới của Trung Quốc, mở ra tiềm năng ứng dụng công nghệ hydro cho tàu thuyền nội địa.
Với công suất đầu ra định mức 500 kW, con tàu có thể đạt tốc độ 28 km/h và cho phạm vi hành trình tối đa 200 km. Nó thân thiện với môi trường với mức tiêu thụ năng lượng và tiếng ồn thấp hơn so với tàu chạy bằng dầu truyền thống. Phương tiện sẽ được sử dụng để vận chuyển, tuần tra và thực hiện công việc khẩn cấp trong khu vực hồ chứa Tam Hiệp.
Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) và Tập đoàn Điện lực Trường Giang đã chế tạo tàu hydro Tam Hiệp số 1 dưới sự quản lý của Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc. Việc đóng tàu bắt đầu vào ngày 17/5/2022. Theo Wang Zhen từ Viện Nghiên cứu 712 thuộc CSSC, phương tiện đã đạt chứng nhận sản phẩm chính thức của Hiệp hội Phân loại Trung Quốc.
Trung Quốc đã tăng gấp đôi về công nghệ xanh và thông minh
Trung Quốc đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các tàu chạy bằng hydro, bao gồm cả bản sửa đổi và đóng mới. Thị trường pin nhiên liệu hydro trong nước được dự đoán có thể đạt hơn 10 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,45 tỷ USD).
Quốc gia này đã đưa ra một loạt chính sách và hướng dẫn để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp tàu biển chạy bằng năng lượng tái tạo, một phần trong nỗ lực xanh nhằm đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.
Năm ngoái, các nhà phát triển tàu Trung Quốc đã tăng gấp đôi về công nghệ xanh và thông minh, đồng thời cung cấp các giải pháp mới cho thị trường toàn cầu. Một ví dụ trong số đó là việc đưa vào sử dụng thương mại tàu du lịch điện lớn nhất thế giới trên sông Trường Giang.
Nguồn bài viết: Sưu tầm