Giàn turbine nổi duy nhất trên thế giới được lắp đặt ở quần đảo Canary với hệ thống neo sâu dưới đáy biển (TLP) bắt đầu sản xuất kWh đầu tiên. Hãy cùng Điện mặt trời điện gió theo dõi bài viết sau đây “Turbine gió nổi đầu tiên sử dụng neo sản xuất điện” mong sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.
Nguyên mẫu turbine gió nổi của X1 Wind
Giàn turbine được phát triển bởi X1 Wind, công ty công nghệ điện gió nổi ở Barcelona, và neo ở quần đảo Canary, gần Tây Ban Nha. Hệ thống TLP của nguyên mẫu turbine gió nổi X30 giảm đáng kể tác động tới môi trường, tăng độ tương thích với nhiều mục đích sử dụng khác, Interesting Engineering hôm 7/3 đưa tin.
Điện từ turbine được truyền tới lưới điện thông minh ngoài khơi qua 1,4 km dây cáp dưới biển. Nhóm phụ trách dự án sẽ hoàn thành thử nghiệm cuối cùng và quá trình đánh giá bắt đầu sau khi lắp đặt turbine vào tháng 11/2022. Quá trình này nằm trong khâu chuẩn bị để mở rộng quy mô công nghệ và xin cấp phép cho dự án thương mại.
Theo Carlos Casanovas, nhà đồng sáng lập X1 Wind
Turbine gió nổi đầu tiên sử dụng neo sản xuất điện thiết kế mới giúp X1 Wind tiến trên đà cung cấp giàn turbine 15 MW ở những vùng nước sâu trên khắp thế giới. Theo Carlos Casanovas, nhà đồng sáng lập X1 Wind, turbine gió nổi đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chuyển đổi năng lượng, giảm carbon trên toàn cầu và đạt mục tiêu không thải khí. Hệ thống do X1 Wind cung cấp đảm bảo thiết kế nổi tự điều hướng, giúp giảm trọng lượng, đồng thời giảm thiểu chi phí lắp đặt và bảo dưỡng, biến điện gió nổi thành lựa chọn có tính cạnh tranh. Công nghệ neo TLP giúp giảm tác động tới đáy biển so với thiết kế truyền thống.
Các nhà phát triển turbine đã chế tạo nhiều rotor lớn hơn 15 MW. Thiết kế giàn turbine của X1 Wind hoạt động hiệu quả hơn (tránh những lúc bị oằn do hệ thống dạng tháp) giúp cánh turbine nhẹ, dài và có giá thành rẻ hơn, theo Casanovas. Khả năng lắp đặt ở độ sâu từ 40 m đến hơn 500 m với hệ thống neo thẳng đứng khiến turbine mới rất tiết kiệm chi phí đối với các nhà sản xuất.
An Khang (Theo Interesting Engineering)