Sao chổi khổng lồ lao thẳng vào Mặt Trời

Các nhà khoa học phát hiện một sao chổi 6 km có thể đến từ hệ sao khác đang lao thẳng về phía Mặt Trời. Hãy cùng Năng lượng xanh tìm hiểu bài viết sau đây “Sao chổi khổng lồ lao thẳng vào Mặt Trời” nha.

Sao chổi 96P/Machholz 1 trong ảnh chụp từ tàu vũ trụ Galaxy Evolution Explorer (GALEX) của NASA

Sao chổi băng rộng 6 km mang tên 96P/Machholz 1 được cho là đến từ nơi khác bên ngoài hệ Mặt Trời. Tàu vũ trụ Đài quan sát Mặt Trời và Nhật quyển (SOHO) của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) theo dõi sao chổi này khi nó lao về hướng Mặt Trời ở phía bên trong quỹ đạo sao Thủy, kéo theo vệt đuôi dài, Live Science hôm 31/1 đưa tin.

Sao chổi 96P/Machholz 1 trong ảnh chụp từ tàu vũ trụ Galaxy Evolution Explorer (GALEX) của NASA

Vệt đuôi sao chổi chủ yếu bao gồm khí gas, giải phóng những cục băng và khí gas đóng băng khi nóng lên dưới bức xạ của Mặt Trời. Năm 2008, kết quả phân tích vật liệu giải phóng bởi 150 sao chổi hé lộ 96P/Machholz 1 chứa ít hợp chất hóa học cyanogen hơn 1,5% so với dự kiến, đồng thời lượng carbon cũng rất thấp, khiến các nhà thiên văn học kết luận nó có thể đến từ hệ sao khác. Hiện nay, quá trình bay về phía Mặt Trời của nó có thể hé lộ nhiều bí mật hơn.

“96P/Machholz 1 là một sao chổi không điển hình, cả về thành phần và hành vi, vì vậy chúng ta không bao giờ biết chính xác những gì chúng ta có thể thấy”, Karl Battams, nhà vật lý thiên văn ở Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân tại Washington DC, cho biết.

David Machholz, người đầu tiên phát hiện sao chổi đặt theo tên ông vào năm 1986

David Machholz, người đầu tiên phát hiện sao chổi đặt theo tên ông vào năm 1986, sử dụng kính viễn vọng tự chế. Phần lớn sao chổi bay về phía Mặt Trời thường nhỏ hơn 10 m, do đó bốc cháy khi tới ngày càng gần ngôi sao. Nhưng kích thước khổng lồ của 96P/Machholz 1 (dài hơn 2/3 chiều cao núi Everest) dường như bảo vệ sao chổi khỏi bốc hơi hoàn toàn. Từ khi phát hiện, SOHO đã theo dõi sao chổi này bay gần Mặt Trời 5 lần. Lần tiếp cận Mặt Trời gần nhất của nó rơi vào ngày 31/1, ở khoảng cách gần hơn 3 lần so với sao Thủy.

David Machholz, người đầu tiên phát hiện sao chổi đặt theo tên ông vào năm 1986

96P/Machholz 1 có thể di chuyển theo quỹ đạo kỳ lạ sau khi bị đẩy ra khỏi hệ sao ban đầu bởi trọng lực của một hành tinh lớn. Sau thời gian dài bay lang thang trong vũ trụ và chịu tác động của sao Mộc, đường bay của sao chổi có thể bị bẻ cong. Giả thuyết khác cho rằng sao chổi 96P/Machholz 1 có thể hình thành ở vùng ít biết trong hệ Mặt Trời hoặc cyanogen của nó thoát ra do hành trình lặp lại quanh Mặt Trời.

SOHO đã quan sát hơn 3.000 sao chổi từ khi phóng vào tháng 12/1995, dù nhiệm vụ cơ bản của tàu vũ trụ là quan sát những đợt phun trào dữ dội, gọi là cơn phun trào vành nhật hoa, có thể gây ra bão địa từ trên Trái Đất. Các cơn bão mạnh nhất có thể gây gián đoạn từ trường của Trái Đất đủ để khiến vệ tinh rơi xuống mặt đất.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook Với Chúng Tôi