Giải thích các thông số chính của Biến tần hoặc Inverter năng lượng mặt trời

Biến tần năng lượng mặt trời là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống năng lượng mặt trời. Nó là một thiết bị chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) từ các tấm pin mặt trời thành dòng điện xoay chiều (AC) được sử dụng cho các thiết bị gia dụng và thương mại. Việc hiểu được thông số biến tần có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người dùng chọn được loại biến tần phù hợp, vừa tối ưu hóa chi phí, vừa nâng cao hiệu suất hoạt động, giúp mang đến lợi ích tốt nhất cho chủ đầu tư. Hãy cùng Năng Lượng Xanh theo dõi bài viết sau đây với chủ đề “Giải thích các thông số chính của Biến tần/Inverter năng lượng mặt trời” cùng theo dõi nha.

Các thông số biến tần năng lượng mặt trời quan trọng

Giải thích các thông số chính của Biến tần hoặc Inverter năng lượng mặt trời

Biến tần/Inverter năng lượng mặt trời trong một hệ thống năng lượng mặt trời đóng một vai trò rất quan trọng, nó có thể trực tiếp điều khiển dòng điện, điện áp và sản lượng điện của hệ thống điện mặt trời. Ngoài ra, các trạng thái như hoạt động hay tắt hệ thống cũng được điều khiển bởi chính biến tần năng lượng mặt trời.

Công suất đầu vào DC tối đa

Được định nghĩa là mức công suất đầu vào cao nhất mà biến tần có thể chạy được với mức công suất đầu ra tương ứng của dàn pin năng lượng mặt trời. Khi đó, hệ số công suất đạt cực đại với cos (φ) =1 (Hệ số cos (φ) là đại lượng có giá trị từ 0 đến 1, nó là tỷ số giữa công suất thực chạy và công suất biểu kiến của biến tần).

Điện áp đầu vào DC tối đa

Là mức điện áp tối đa được phép cung cấp cho biến tần. Nếu vượt quá mức điện áp này, biến tần sẽ có nguy cơ hư hại và hỏng hóc, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cả hệ thống điện mặt trời. Do đó, chủ đầu tư cần tính toán để lắp đặt số lượng tấm pin hợp lý, đảm bảo điện áp đầu ra của các tấm pin không vượt quá điện áp đầu vào tối đa của biến tần.

=> Có thể bạn quan tâm?

Tấm pin năng lượng mặt trời 110W

Giá tham khảo: 1.370.000

 

Tấm pin năng lượng mặt trời 170W

Giá tham khảo: 1.870.000

 

Dải điện áp MPPT định mức

Là phạm vi điện áp mà biến tần có thể theo dõi và tìm ra mức điện áp tối ưu, giúp hệ thống tạo ra công suất đầu ra tối đa và cung cấp lượng điện năng lớn nhất. Nếu biến tần có dải điện áp MPPT càng lớn thì sản phẩm càng được đánh giá cao về chất lượng.

Điện áp đầu vào DC tối thiểu

Là mức điện áp đầu vào tối thiểu giúp biến tần có thể hoạt động được để tìm ra điểm công suất tối đa MPP.

Số lượng bộ theo dõi điểm công suất tối đa

Hầu hết các biến tần năng lượng mặt trời ngày nay đều có ít nhất một bộ theo dõi điểm công suất tối đa MPPT. Nếu biến tần càng được tích hợp nhiều bộ theo dõi MPPT thì giá thành của chúng càng cao.

Công suất định mức đầu ra AC

Công suất đầu ra định mức cho biết khả năng cung cấp điện cho tải của biến tần năng lượng mặt trời. Biến tần có công suất định mức đầu ra càng cao thì khả năng tải sẽ càng lớn. Vì vậy, trước khi chọn biến tần năng lượng mặt trời bạn cần xem xét công suất định mức của thiết bị có đủ để đáp ứng các yêu cầu về năng lượng của các thiết bị điện hay không.

Công suất biểu kiến ​​AC tối đa

Công suất biểu kiến AC bao gồm hai phần: công suất thực chạy và công suất phản kháng. Hay nói cách khác có một phần công suất sử dụng được và một phần lãng phí.

Điện áp danh định đầu ra AC

Điện áp đầu ra của biến tần phải tuân theo mức điện áp tiêu chuẩn để tương thích với lưới điện cũng như các thiết bị sử dụng điện. Giá trị này đề cập đến điện áp của hệ thống phân phối điện mà biến tần/inverter được kết nối, có thể là điện 1 pha hoặc điện 3 pha.

Dải điện áp đầu ra AC

Là dải điện áp xoay chiều mà biến tần/ inverter năng lượng mặt trời có thể hoạt động được. Nếu biến tần có dải điện áp đầu ra AC càng lớn thì sản phẩm được đánh giá càng cao.

Dải tần AC

Tần số hoạt động được chấp nhận của nguồn điện tại Việt Nam là 50Hz. Do đó, tần số đầu ra của biến tần năng lượng mặt trời sẽ dao động trong khoảng từ 44 đến 65 Hz. Sự thay đổi tần số đầu ra của biến tần không được quá lớn và phải nằm trong dải quy định ở trên.

Hiệu suất chuyển đổi

Hiệu suất của biến tần thể hiện tỷ lệ phần trăm nguồn DC từ các tấm pin mặt trời được chuyển đổi thành nguồn AC. Đây thường là thông số chính để người dùng lựa chọn một biến tần. Biến tần có hiệu suất càng cao thì khả năng chuyển đổi thành điện AC càng lớn, giúp người dùng tối đa hóa sản lượng điện mặt trời tạo ra.

Nhiệt độ hoạt động

Thông thường, nhiệt độ hoạt động của biến tần nằm trong khoảng -25 đến 40°C. Nhiệt độ của biến tần không được vượt quá phạm vi nhiệt độ trên. Một biến tần có phạm vi hoạt động rộng sẽ giúp thiết bị không bị ảnh hưởng về hiệu suất ngay cả trong điều kiện nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

Trên đây là những thông số biến tần năng lượng mặt trời quan trọng nhất. Hi vọng với những thông tin chi tiết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thiết bị chuyển đổi điện DC thành AC trong hệ thống điện mặt trời. Từ đó, có những kiến thức hữu ích để chọn được sản phẩm phù hợp, giúp giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi ích khi đầu tư vào hệ thống điện mặt trời.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

=> Có thể bạn quan tâm Quạt Năng Lượng Mặt Trời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook Với Chúng Tôi