Tình hình khi sử dụng Năng Lượng Mặt trời ở Việt Nam

Tình hình khi sử dụng Năng Lượng Mặt trời ở Việt Nam

Việc sử dụng năng lượng mặt trời đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Nhu cầu lắp đặt hệ thống tại các gia đình, công sở, nhà máy… ngày càng tăng cao.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Và được Nhà nước khuyến khích sử dụng. Năng lượng mặt trời được ứng dụng vào các hệ thống với quy mô gia đình, doanh nghiệp, thương mại dịch vụ …góp phần cải thiện tình hình kinh tế quốc gia. Hãy cùng Điện mặt trời điện gió theo dõi bài viết thực tế về tình trạng khi sử dụng Năng Lượng mặt trời ở Việt Nam. Hy vọng sẽ là nguồn thông tin cần thiết đến với các bạn có nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng xanh này.

Tầm nhìn các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam 

Năng lượng mặt trời được xếp vào nhóm công nghiệp năng lượng mới. Mặc dù được đánh giá là khu vực tiềm năng để phát triển năng lượng mặt trời, nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế và nhu cầu sử dụng vẫn chưa được ưu tiên. Các dự án năng lượng mặt trời trên cả nước phần lớn tập trung vào khai thác nhiệt năng.

=> Có thể bạn quan tâm?

Tấm pin năng lượng mặt trời 110W

Giá tham khảo: 1.370.000

 

Tấm pin năng lượng mặt trời 170W

Giá tham khảo: 1.870.000

 

Lợi ích cạnh tranh

Tại sao lại nhận định sử dụng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam đem lại lợi ích to lớn. Các tấm pin năng lượng mặt trời chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện.
Dựa theo bản đồ bức xạ mặt trời, Miền Trung và Miền Nam có tổng bức xạ là 5kW/h/m2/ ngày. Tương đương từ 2000 – 2600 giờ nắng một năm. Miền Bắc tầm 4kW/h/m2 tương đương với 1500 – 1700 giờ nắng mỗi năm. Do đó xét riêng ở Việt Nam, các hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ hoạt động hiệu quả nhất ở các tỉnh miền Nam. Các tỉnh miền Bắc tuy thưa số giờ nắng nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung các nước Châu Âu. Đây là lợi ích đầu tiên khi khai thác điện năng lượng mặt trời.
Sử dụng điện mặt trời giúp tiết kiệm tối đa chi phí tiền điện cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, các mô hình thương mại dịch vụ. Không những vậy, người tiêu dùng còn có thể bán điện mặt trời cho EVN tạo ra thu nhập tự động khi lắp song song với lưới điện Quốc gia.
Mỗi hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể hoạt động đến 20 năm, tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư. Bên cạnh đó hệ thống tận dụng không gian chết là mái nhà của bạn để lắp đặt. Không tốn nhân sự vận hành, chi phí bảo dưỡng thấp, lắp đặt, thay thế di chuyển dễ dàng.

Không những thế, việc sử dụng hệ thống điện mặt trời còn góp phần bảo vệ môi trường, không gây tác động đến môi trường bên ngoài – thiên nhiên, giúp làm giảm áp lực lên mạng lưới điện quốc gia.

Những hạn chế về điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam

Có một vài điểm hạn chế vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết đối với vấn đề sử dụng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam. Mặc dù hệ thống điện năng lượng mặt trời thân thiên với môi trường, nhưng quy trình công nghệ sản xuất tấm pin mặt trời có thể tác động đến môi trường. Ở nhiều nước hiện đại, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các giải pháp để rút hạn chế việc ảnh hưởng đến môi trường khi sản xuất pin,  xử lý tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn để mang lại lợi ích kinh tế nhưng không hủy hoại môi trường.

Đối với hệ thống điện mặt trời lưu trữ, hệ thống lưu trữ chi phí khá cao so với “túi tiền” của người dân. Ngoài ra tình hình sử dụng điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam vẫn chưa ổn định.
Vào những ngày mưa gió, nhiều mây, ánh sáng mặt trời không có. Nên số giờ nắng giảm, không đồng đều, không thể chủ động kiểm soát được nguồn năng lượng. Điều này đòi hỏi phải cập nhật các công nghệ hiện đại, giúp hệ thống duy trì công suất hoạt động đồng đều mỗi ngày trên điều kiện các thời tiết khác nhau.
Việc sử dụng dung môi tẩy rửa tấm pin cũng tác động đến môi trường hay nhưng vấn đề các tấm pin hỏng mà nhà máy điện thải ra vẫn chưa có phương pháp rõ ràng.

Chi phí bán điện

Khi điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam phổ biến hơn, giá bán điện cũng là vấn đề nhiều người dùng quan tâm. Theo dự thảo của Bộ Công Thương, giá mua bán điện năng lượng mặt trời sẽ được tính theo các vùng bức xạ và các loại hình đầu tư khác nhau của dự án. Mặc dù hiện tại giá bán điện mặt trời áp mái đang được mua lại với giá 1.940 đ/ kWh tuy nhiên khi kết thúc năm 2020, giá điện vẫn còn là một ẩn số.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook Với Chúng Tôi