Tại sao mặt trăng lại phát sáng?

Chúng ta đều đã biết đến hiện tượng tự nhiên vô cùng quen thuộc: mặt trời chiếu sáng vào ban ngày, mặt trăng chiếu sáng vào ban đêm. Vậy, ánh sáng mà Mặt trăng phát sáng là ở đâu? Câu trả lời là, Mặt trăng không có khả năng tự phát sáng, nó chỉ là một tấm gương phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Nếu chúng ta đứng từ trên Mặt trăng quan sát Trái đất thì cũng sẽ thấy nó rất sáng do được nhận ánh sáng từ Mặt trời. Hãy cùng Năng Lượng Xanh theo dõi bài viết chủ đề “Tại sao mặt trăng lại phát sáng?” dưới đây.

*Tìm Hiểu Thêm -> Bạn có thể mua các sản phẩm về Điều khiển sạc năng lượng mặt trời của chúng tôi qua đường link này.

Tại sao mặt trăng lại phát sáng?

Tại sao mặt trăng lại phát sáng? Năm 1969, hai nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã đặt chân lên mặt trăng, họ đã khám phá ra rằng bề mặt Mặt Trăng có màu xám đen như bê tông. Do có bề mặt gồ ghề và gam màu tối như vậy nên Mặt trăng chỉ có thể phản chiếu từ 3% đến 12% ánh sáng Mặt trời.

Tại sao mặt trăng lại phát sáng?

Chúng ta thường thấy, mức độ chiếu sáng Mặt trăng vào ban đêm thường khác nhau. Đó là do vị trí của Mặt trăng trong quỹ đạo xoay quanh Trái đất mỗi ngày đều khác nhau. Mặt trăng quay một vòng quanh Trái đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Trong một chu kỳ này, Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng từ các góc khác nhau.

Năm 1969, hai nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã đặt chân lên mặt trăng, họ đã khám phá ra rằng bề mặt Mặt Trăng có màu xám đen như bê tông. Do có bề mặt gồ ghề và gam màu tối như vậy nên Mặt trăng chỉ có thể phản chiếu từ 3% đến 12% ánh sáng Mặt trời.

Chúng ta thường thấy, mức độ chiếu sáng Mặt trăng vào ban đêm thường khác nhau.

Đó là do vị trí của Mặt trăng trong quỹ đạo xoay quanh Trái đất mỗi ngày đều khác nhau. Mặt trăng quay một vòng quanh Trái đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Trong một chu kỳ này, Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng từ các góc khác nhau.

Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng từ các góc khác nhau

Khi Mặt trăng ở vị trí đối diện với Mặt trời hay nói theo cách khác là khi kinh độ hoàng đạo của Mặt Trăng và Mặt Trời chênh nhau giá trí 180 độ, Mặt trăng sáng nhất. Khi đó, toàn bộ nửa Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng cho nên chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ nửa này từ Trái đất. Đó gọi là hiện tượng trăng tròn.

Khi Mặt trăng ở vị trí giữa Trái đất và Mặt trời, mặt chiếu sáng của Mặt trăng không quay về phía Trái đất nên chúng ta không thể quan sát được Mặt trăng từ Trái đất, hiện tượng này gọi là pha Trăng non.

Trước và sau khi pha Trăng non diễn ra, chúng ta thường thấy một phần của Mặt trăng (Trăng lưỡi liềm) do những ngày đó do chỉ có một phần nhỏ của Mặt trăng phản chiếu ánh sáng Mặt trời. Phần Mặt trăng còn lại chỉ thấy ánh sáng mờ do phần này không nhận được ánh sáng trực tiếp từ Mặt trời mà chỉ nhận được ánh sáng Mặt trời do Trái đất phản chiếu ra, gọi là hiện tượng “Trái đất chiếu sáng”.

Sao kim có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt trời lên đến 65%, do vậy, ngoài Mặt trăng thì sao Kim là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook Với Chúng Tôi