Nắng nóng chưa từng có sẽ bao trùm Đông Nam Á

Các chuyên gia khí hậu dự đoán nắng nóng cực hạn sẽ quay trở lại và kéo dài ở khu vực Đông Nam Á. Hãy cùng Năng lượng xanh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nắng nóng chưa từng có sẽ bao trùm Đông Nam Á

Một người dân tìm cách bơm nước từ miệng giếng khô cạn ở tỉnh Ninh Thuận hôm 6/4. Ảnh:
Stringer/AFP

Cái chết của một em bé do nắng nóng khắc nghiệt làm nổi bật nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới khí hậu trên khắp Malaysia. Trong cùng tuần, Việt Nam công bố tình trạng khẩn cấp sau khi nhiệt độ cao bất thường ở miền nam khiến ruộng đồng khô hạn. Tại Philippines, hàng trăm trường học phải đóng cửa sau khi nhiệt độ hàng ngày lên tăng vọt trên 42 độ C. Các chuyên gia cảnh báo nắng nóng oi bức quay trở lại Đông Nam Á, một trong những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhất và sẽ còn kéo dài, theo CNN.

Là nơi ở của hơn 675 triệu người trên 11 nước, khu vực này ghi nhận nhiệt độ tăng cao chưa từng thấy, theo chuyên gia về khí hậu Maximiliano Herrera. Thái Lan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với dự báo về nhiệt độ ở đây đặc biệt nghiêm trọng. Nhiệt độ trên cả nước liên tục phá kỷ lục trong 13 tháng với nắng nóng gay gắt và độ ẩm cực cao.

“Chúng tôi cho rằng nhiệt độ năm ngoái đã vượt ngoài mức chịu đựng nhưng năm nay sẽ vượt qua mức đó. Nhiệt độ ở Bangkok sẽ không hạ xuống dưới 30 độ C, thậm chí vào ban đêm đến hết tháng 4”, Herrera cho biết. “Xu hướng này không thể nào tránh được. Cả khu vực cần chuẩn bị cho nắng gắt trong suốt tháng 4 và gần hết tháng 5”. Hôm 3/4, Thái Lan bước vào mùa khô hàng năm, thủ đô Bangkok cán mốc nhiệt độ khoảng 42,8 độ C, buộc nhiều người dân phải ở trong nhà và bật điều hòa.

Ở Việt Nam, nắng nóng gây hạn hán nghiêm trọng ở miền nam, đẩy nhiệt độ lên tới gần 40 độ C và gây thiệt hại nặng nề cho nông nghiệp trong nước. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và lượng mưa thấp sẽ ảnh hưởng tới nông dân ở vùng châu thổ sông Mekong. Những cánh đồng lúa và sông ngòi khô hạn, khiến nông dân chật vật khi không có nước mưa để tưới tiêu ruộng đồng. Các đợt nắng nóng kỷ lục trong năm 2023 gây mất điện kéo dài ở một số thành phố. Chuyên gia khí tượng trong nước cho rằng, nguyên nhân hạn hán kéo dài bất thường cho El Nino, mô hình khí hậu tự nhiên có nguồn gốc từ Thái Bình Dương dọc theo xích đạo và ảnh hưởng tới thời tiết trên khắp thế giới.

Cùng với những biến động tự nhiên này, thế giới tiếp tục trải qua nhiều kỷ lục khí hậu, với nắng nóng cực hạn trở nên phổ biến. Dù nhiệt độ trung bình ở Đông Nam Á tăng mỗi thập kỷ từ năm 1960, giới chuyên gia cho rằng một trong những đặc điểm đáng lo ngại nhất của nắng nóng ngày nay hoành hành trong khu vực là thời gian kéo dài.

Nhóm chuyên gia đến từ tổ chức nghiên cứu khí hậu IQ Air của Thụy Sĩ nhận định đợt nắng nóng hiện nay là “sự kết hợp nhiều yếu tố bao gồm biến đổi khí hậu do con người gây ra và hiện tượng El Nino”. Theo IQ Air, điều này dẫn tới nhiệt độ cao chưa từng có trong vùng. Hiện nay, không thể dự đoán rõ ràng ngày chấm dứt nắng nóng do phụ thuộc vào mô hình thời tiết và nỗ lực giảm thiểu của chính phủ.

Một nỗ lực giảm thiểu nắng nóng mà Malaysia đang cân nhắc là gây mưa nhân tạo, phun hạt từ máy bay vào đám mây để tạo mưa. “Những máy bay của chúng tôi luôn sẵn sàng. Việc gây mưa nhân tạo cần tính đến các yếu tố thời tiết khác nhau như điều kiện mây và gió trước khi tiến hành”, Adly Zahari, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Malaysia, cho biết.

Ít nhất hai ca tử vong do nắng nóng được ghi nhận ở Malaysian, bao gồm một thanh niên 22 tuổi từ bang phía bắc Pahang và bé trai 3 tuổi ở bang Kelantan lân cận. Cả hai đều chết do sốc nhiệt. Nhà chức trách ở Sabah, một bang trên đảo Borneo, báo cáo gần 300 đám cháy bùng lên ở trang trại, đồn điền và khu rừng trong tháng 2. Biến đổi khí hậu khiến Malaysia chịu ảnh hưởng từ nắng nóng cực hạn.

Tại Singapore, một số trường yêu cầu học sinh mặc quần áo mát mẻ cho tới khi có thông báo mới, trong tình hình nhiệt độ cao kéo dài những tuần gần đây. Hàng trăm trường học ở Philippines, bao gồm thủ đô Manila, cũng tiến hành biện pháp tương tự, thậm chí cho học sinh nghỉ sau khi nhiệt độ vượt ngưỡng chịu đựng.

=> Có thể bạn quan tâm?

=> Có thể bạn quan tâm Ứng dụng Điện Mặt trời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook Với Chúng Tôi