Cực quang tạo ra ánh sáng kỳ ảo trên bầu trời đêm cũng cũng là một trong những nguyên nhân gây thủng tầng ozone của Trái Đất. Hãy cùng Năng lượng xanh đọc nhanh qua tin tức dưới đây về sự việc Cực quang tạo lỗ thủng rộng 400 km ở tầng ozone.
*Tìm Hiểu Thêm -> Bạn có thể mua các sản phẩm về Thiết bị điện 220V của chúng tôi qua đường link này.
Cực quang tạo lỗ thủng rộng 400 km ở tầng ozone
Cực quang tạo lỗ thủng rộng 400 km ở tầng ozone dù con người chịu trách nhiệm chính cho sự suy giảm tầng ozone, những quan sát về một loại cực quang mang tên cực quang proton biệt lập hé lộ một nguyên nhân từ vũ trụ. Các hạt tích điện trong plasma bắn ra từ lóa mặt trời và cơn phun trào cực quang cũng tạo ra lỗ thủng tầng ozone. Trước đó, giới nghiên cứu không biết rõ ảnh hưởng của những hạt này. Phát hiện giúp các nhà khoa học dự đoán những biến động trong thời tiết vũ trụ có thể tác động tới khí quyển Trái Đất. Nghiên cứu được công bố hôm 11/10 trên tạp chí Scientific Reports.
Nhóm nghiên cứu quốc tế nhận thấy ảnh hưởng của cực quang proton biệt lập gây ra lỗ thủng rộng gần 400 km ở tầng ozone, xuất hiện ngay bên dưới nơi diễn ra cực quang. Phần lớn ozone biến mất trong vòng 1,5 giờ. Nhóm nghiên cứu không ngờ lượng ozone bị suy giảm do hiện tượng này lại lớn đến vậy.
Proton biệt lập
Proton biệt lập có thể không rực rỡ như bắc cực quang và nam cực quang nhưng vẫn có thể quan sát bằng mắt thường. Plasma giải phóng từ Mặt Trời mang theo ion và electron năng lượng cao. Những hạt như vậy bị giữ lại ở vành đai bức xạ Van Allen của Trái Đất, ngăn chúng rơi trực tiếp xuống hành tinh và khiến địa cầu trở nên hoang vu như sao Hỏa.
Các hạt tiến vào phía trong vành đai bức xạ có thể gây nhiễu loạn khí quyển Trái Đất khi lẫn vào đường sức từ. Nitơ và hydro oxide giải phóng bởi tương tác của hạt với khí quyển khiến ozone biến mất. Tuy nhiên, điều này chỉ diễn ra với lớp ozone ở tầng trung lưu trong khi lớp ozone ở bên dưới là tầng bình lưu không bị ảnh hưởng.
Dù lỗ hổng ozone ở tầng trung lưu tự liền nhanh hơn lỗ hổng ở tầng bình lưu (thường do hoạt động của con người gây ra), cực quang proton biệt lập vẫn góp phần dẫn tới thay đổi trong khí quyển. Thời tiết vũ trụ có thể gây trục trặc vệ tinh và cơ sở hạ tầng điện, đồng thời hạt tích điện cũng là mối đe dọa đối với phi hành gia.
Nguồn bài viết: Sưu tầm