Điều gì xảy ra khi hố đen đi vào hệ mặt trời?

So với những vật thể có khối lượng khác, hố đen không có nhiều khác biệt ngoại trừ mật độ dày đặc, cực kỳ đậm đặc. Tất cả vật chất mà nó hút được bị nén lại tới một điểm nhỏ vô hạn ở tâm được gọi là điểm kỳ dị. Hãy cùng Năng Lượng Xanh theo dõi bài viết sau đây Điều gì xảy ra khi hố đen đi vào hệ mặt trời? 

Hầu hết hố đen là tàn tích của các ngôi sao lớn đã sụp đổ và có lực hút rất mạnh

Theo ước tính, có khoảng 40 nghìn tỷ hố đen trong vũ trụ khả kiến. Phần lớn hố đen nằm ở trung tâm các thiên hà. Hố đen gần chúng ta nhất là Sagittarius A*, nằm ngay tại trung tâm của dải Ngân Hà. Tuy nhiên các hố đen cũng có thể là “kẻ du mục”, lang thang trung vũ vụ sau một sự kiện cực đoan như va chạm giữa hai thiên hà.

Hầu hết hố đen là tàn tích của các ngôi sao lớn đã sụp đổ và có lực hút rất mạnh

Chỉ riêng trong dải Ngân Hà, có thể có tới 12 hố đen lang thang như vậy. Nếu một trong số đó hướng về hệ Mặt trời thì đầu tiên nó sẽ đi qua đám mây Oort, cách chúng ta 2 năm ánh sáng. Đó là một cấu trúc hình cầu bao gồm các vật thể băng giao bao quanh Hệ Mặt trời.

Sao Hải vương và sao Thiên vương

Sao Hải vương và sao Thiên vương

Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy hố đen cho đến khi nó chạm tới hai thiên thể băng khổng lồ: Sao Hải vương và sao Thiên vương. Qua một kính viễn vọng mạnh mẽ, chúng ta có thể quan sát thấy khí bị kéo ra khỏi các hành tinh này và tạo thành một vùng xung quanh được gọi là đĩa bồi tụ. Tập hợp khí bụi siêu nóng này sẽ quay quanh hố đen giúp chúng ta có thể nhìn thấy nó.

Trên con đường hủy diệt của  sao Mộc và sao Thổ sẽ chịu chung số phận tương tự như sao Hải vương và sao Thiên vương, biến mất khỏi bầu trời đêm.

Sao Hỏa, sao Kim và sao Thủy – các hành tinh nhiều đá bên trong cũng sẽ bị hút vào  và bị phá hủy thành hư vô. Trái Đất cũng sẽ phải chịu chung số phận như vậy.

Hố đen gần mặt trời tạo lực hấp dẫn mạnh mẽ

Tuy nhiên, nếu giả sử hành tinh của chúng ta không bị tác động thì chúng ta sẽ có cơ hội xem hố đen hủy diệt Mặt trời. Khi hố đen đến gần Mặt trời lực hấp dẫn mạnh mẽ của nó sẽ từ từ kéo vật chất khỏi Mặt trời, giống như việc kéo sợi từ một quả bóng sợi. Những phần khí khổng lồ sẽ bị tách ra khỏi Mặt trời và quay xung quanh hố đen, rồi tham gia vào đĩa bồi tụ đã được hình thành trước đó bởi khí bụi của tất cả các hành tinh lân cận.

Hố đen gần mặt trời tạo lực hấp dẫn mạnh mẽ

Mặt trời tiếp tục bị xé nát cho đến khi biến mất hoàn toàn, những gì còn lại chỉ là một đám mây khí. Chỉ có phần cuối của đám mây này có thể thoát khỏi số phận bị kéo vào.

Khi vật chất của Mặt trời bị hấp thụ một lượng lớn bức xạ tia cực tím và tia X sẽ được giải phóng trong các vụ nổ dữ dội. Sau 8 phút – khoảng thời gian ánh sáng từ Mặt trời có thể đến với chúng ta, chúng ta sẽ không thấy những tia sáng cuối cùng của Mặt trời. Khi đó, có thể trở nên cực kỳ sáng, có thể sáng hơn Mặt trời hàng tỷ lần nên hành tinh của chúng ta sẽ không lập tức trở nên đen tối.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook Với Chúng Tôi