Góc giải đáp những thắc mắc về điện mặt trời

Mấy hôm nay em nhận được quá nhiều yêu cầu về tư vấn điện mặt trời, nên Năng Lượng Xanh viết bài này tổng hợp tất cả mọi thắc mắc của các anh chị về những câu hỏi liên quan đến chủ đề mọi người đang xoay quanh nhé!

1. Pháp Lý

Góc giải đáp những thắc mắc về điện mặt trời

a. Hiện tại nhà nước khuyến khích người dân lắp điện mặt trời tự sản tự tiêu nhưng KHÔNG mua lại nếu dư dùng. Nếu không nắm kỹ thuật tự lắp đặt mà khi thừa điên phát ngược lên lưới thì công tơ sẽ tính như khi các anh chị mua vào, sẽ trả tiền oan… các anh chị nhớ kỹ cái này nhé: ĐÃ XUẤT RA MIỄN PHÍ MÀ CÒN BỊ TÍNH TIỀN NHƯ KHI MUA VÀO…

b. Với các hệ thống hòa lưới bám tải đúng kỹ thuật, nó sẽ chặn không cho hệ thống phát ngược điện ra lưới khi dư công suất nên không phải lo vấn đề trên cũng không cần phải báo với EVN khi lắp đặt (cái này em được chính tổng đài EVN trả lời).

2. Tuổi thọ

Góc giải đáp những thắc mắc về điện mặt trời

a. Các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ giảm còn 80% công suất sau 25 năm sử dụng. Thường được bảo hành 10 năm
b. Các thiết bị điện quan trọng khác như biến tần theo cảm quan của em loại tốt tuổi thọ đều trên 10 năm. Anh chị vui lòng đừng so sánh với các loại đèn, quạt NLMT bán trên thị trường dùng 1 năm là hỏng vì chất lượng khác nhau rất nhiều…

3. Phân loại

Phân loại

a. Hệ Hòa Lưới Bám Tải: (Xin lưu ý là bám tải chứ không phải bán tải nhé) hòa lưới bám tải là hệ thống rẻ nhất, phù hợp với ai sử dụng hết toàn bộ điện vào ban ngày. Hệ này KHÔNG CÓ ĐIỆN KHI CÚP ĐIỆN. Nếu không sử dụng ngay tức thời khi sản sinh ra thì sẽ mất đi. Vì vậy nên tính toán công suất hợp lý và thay đổi thói quen sử dụng điện để tận dụng tối đa sản lượng. (Ví dụ chạy máy giặt, nấu nước nóng … vào buổi trưa)

b. Hệ Hybrid, hệ này có lưu trữ, có thể dùng vào ban đêm. Chi phí sẽ đắt hơn khoảng 2,5 lần hệ hòa lưới bám tải. Hệ này CÚP ĐIỆN VẪN CÓ ĐIỆN. Phù hợp với gia đình có điều kiện, ưa đảm bảo nguồn điện và ít quan tâm chuyên thu hồi vốn.

c. Hệ Độc Lập: không liên quan gì lưới điện, hệ này đương nhiên có điện khi cúp điên, chi phí sẽ đắt hơn khoảng 2 lần hòa lưới bám tải. Hệ này phù hợp với nơi hay mất điện hoặc không có điện lưới.

=> Có thể bạn quan tâm?

Tấm pin năng lượng mặt trời 110W

Giá tham khảo: 1.370.000

 

Tấm pin năng lượng mặt trời 170W

Giá tham khảo: 1.870.000

 

4. Các đối tượng đừng nên quan tâm điện mặt trời 

Các đối tượng đừng nên quan tâm điện mặt trời 

a. Tiền điện dưới 500k/tháng.

b. Gia đình cả ngày đi làm, tối mới về nhà. BAN ĐÊM RẺ NHẤT LUÔN LÀ ĐIỆN LƯỚI NHÀ NƯỚC. Bởi vì hệ Hybrid có thể dùng ban đêm đắt hơn gấp đôi hệ thống chỉ dùng ban ngày do công nghệ phức tạp và cục pin lưu trữ rất đắt mà tuổi thọ khó nói trước.

c. Các nhà bị bao vây bởi các khu nhà cao tầng, chỉ lọt chút nắng buổi trưa

d. Các bạn quá giỏi kinh doanh. Kiểu chừng đó tiền tui đi gửi ngân hàng, buôn bất động sản, mua vàng, đổi đô ra xyz thừa bù tiền điện.

-> Các bạn trên mình quá nhiều bậc, không cần đọc bài tư vấn của mình.

5. Các đối tượng nên dùng (Theo thứ tự ưu tiên):

Các đối tượng nên dùng (Theo thứ tự ưu tiên):

a. Các đơn vị kinh doanh, quán caphe, tiệm internet, nhà hàng dùng nhiều điện ban ngày … phải trả giá điện kinh doanh. Nếu tính toán hợp lý dùng hòa lưới bám tải có thể thu hồi vốn sau khoảng 3 – 5 năm tùy vào mua được hàng các nhà máy dư công suất thanh lý hay hàng mới. (Thời gian em nói ở đây là thời gian thực ở Huế vì em làm sản xuất và thực tế dùng, không nên tin vào quảng cáo).

b. Các nhà máy sản xuất, trang trại, nhà xưởng có sẵn mái, tiêu thụ nhiều điện ban ngày

c. Các gia đình có hóa đơn trên 2tr/tháng và dùng trên 50% vào ban ngày.

d. Các nhà ở, văn phòng, công sở thường xuyên có người mà lại quá nóng, gắn tấm pin lên mái đã giảm nhiệt rất nhiều, đồng thời điện ra cho chạy máy lạnh toàn nhà cả ngày. Đây là trường hợp nhà em, để vợ con mát mẻ còn hiệu quả thu hồi vốn gác qua một bên.

e. Dân mê công nghệ, ưa chơi khỏi tính.

6. Có thể dùng điện mặt trời để nghỉ hẳn EVN không?

Có thể dùng điện mặt trời để nghỉ hẳn EVN không?

Câu trả lời là gần như không thể các anh chị nhé! Bản chất điện mặt trời rất phập phù, một đám mây đi qua công suất có thể giảm đột ngột 90%, rồi ngay lập tức tăng lên lại trong mấy giây. Ta phải dùng điện lưới làm nền để lập tức bù vào các phập phù đó. Muốn chia tay hẳn anh EVN ta phải đầu tư một hệ thống rất khủng giành cho biên giới hải đảo và chắc chắn chi phí đắt hơn điện lưới nhiều.

Nguồn: Sưu tầm

=> Có thể bạn quan tâm Quạt Năng Lượng Mặt Trời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook Với Chúng Tôi