Xe đua bay tăng tốc lên 360 km/h trong 30 giây

Xe đua bay Airspeeder Mk4 trang bị 4 cặp cánh quạt, chạy bằng hydro và đạt tính linh hoạt tối đa khi bay nhanh ở độ cao thấp. Hãy cùng Điện mặt trời điện gió theo dõi bài viết dưới đây nha “Xe đua bay tăng tốc lên 360 km/h trong 30 giây“.

Alauda Aeronautics hé lộ thiết kế của xe đua bay Airspeeder Mk4

Công ty Australia Alauda Aeronautics hé lộ Airspeeder Mk4, mẫu xe đua bay có người lái chạy bằng hydro và trang bị 4 cặp cánh quạt, Design Boom hôm 22/2 đưa tin. Đây là mẫu máy bay điện cất hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) phát triển từ Airspeeder Mk3, phương tiện điều khiển từ xa đã thực hiện thành công hơn 350 chuyến bay thử nghiệm.

Alauda Aeronautics hé lộ thiết kế của xe đua bay Airspeeder Mk4

Trong khi đa số eVTOL được lái bằng cánh quạt nghiêng, Airspeeder Mk4 bay bằng hệ thống đẩy do Alauda Aeronautics thiết kế, trong đó hệ thống điều khiển bay AI điều chỉnh từng cặp cánh quạt gắn trên các khung in 3D nhẹ. Hãng này cho biết, Airspeeder Mk4 được điều khiển giống máy bay tiêm kích hoặc xe đua Công thức 1 hơn là máy bay trực thăng đa cánh quạt.

Nhóm thiết kế sử dụng hydro vì có mật độ năng lượng cao và có thể lưu trữ ở dạng gọn nhẹ, phù hợp với máy bay nhỏ. “Hydro cũng không độc hại và không tạo ra chất thải ngoại trừ nước nên không gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, vì hydro nhẹ hơn không khí nên trong trường hợp bị rò rỉ, nó sẽ chỉ bay lên và phân tán vào khí quyển, giúp giảm nguy cơ cháy nổ”, Alauda Aeronautics cho biết.

Được thiết kế và chế tạo tại Adelaide, Nam Australia, Airspeeder Mk4

Alauda Aeronautics giới thiệu Airspeeder Mk4 là eVTOL nhanh nhất thế giới chạy bằng hydro, với khả năng đạt tốc độ tối đa 360 km/h chỉ trong 30 giây kể từ lúc xuất phát. Mẫu eVTOL này chủ yếu phục vụ mục đích bay đua và được thiết kế để đạt tính linh hoạt tối đa ở tốc độ cao và độ cao thấp.

Được thiết kế và chế tạo tại Adelaide, Nam Australia, Airspeeder Mk4

Được thiết kế và chế tạo tại Adelaide, Nam Australia, Airspeeder Mk4 có trọng lượng cất cánh chỉ 950 kg với phạm vi hoạt động dự kiến là 300 km và gần như không tạo ra khí thải. Phương tiện này trang bị máy phát điện turbine 1.000 kW, cung cấp năng lượng cho các động cơ và pin.

Alauda Aeronautics dự định bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm bộ khung và hệ thống truyền động của Airspeeder Mk4, bao gồm những chuyến bay chở người đầu tiên, trong quý I/2023. Mẫu xe bay này dự kiến kịp hoàn thiện để tham gia giải đua Airspeeder Racing Championship năm 2024.

Thu Thảo (Theo Design Boom)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook Với Chúng Tôi